Thưa ông,ênlàtờbáođượctincậytừtrướcđếtắt quảng cáo trên điện thoại samsung 20 năm trước khi báo in Thanh Niênđang là một trong những tờ báo hàng đầu Việt Nam, điều gì đã thôi thúc ông quyết định tạo ra ấn phẩm Thanh Niên Online?
Thực ra với người làm báo thì không phải ở Việt Nam mà quốc tế cũng thế. Đó là khi công nghệ thông tin phát triển, có sự tiến bộ của công nghệ thì luôn luôn phải nghĩ đến chuyện làm báo online.
Tôi nhớ cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, có một Việt kiều nói với tôi là bây giờ bên Hồng Kông họ viết bài, biên tập, xử lý hình ảnh, truyền file đi in báo, đều làm trên phần mềm máy vi tính. Hồi đó ở Việt Nam mà nghe vậy thì lạ lắm, tôi cũng ngỡ ngàng, bởi công nghệ làm báo giấy của mình khi đó còn sắp từng chữ để đưa đi in. Nhưng đúng là chỉ có một ít năm sau thì chuyện đó xảy ra ở Việt Nam, quá trình tiếp cận này không dài lắm mà cũng không ngắn lắm.
Phải nói rằng diện mạo của báo chí Việt Nam và báo chí thế giới thay đổi một cách căn bản từ khi có internet.
Như tôi chia sẻ là bất cứ người làm báo nào, tầm nhìn ngắn hay dài cũng phải nghĩ đến việc đó. Tôi hỏi nhà báo Seymour Tooping - Tổng Biên tập New York Timesrằng, đối với Việt Nam thì lúc nào báo in sẽ giảm đi vai trò chiếm lĩnh (lúc đó Báo Thanh Niênin gần cả triệu bản)? Ông nói với tôi là 15 năm nữa khả năng chấm dứt vai trò của báo giấy. Tôi thì nói 25 năm. Ông Seymour Tooping - Tổng Biên tập New York Timessống ở Mỹ và làm báo với công nghệ hiện đại, nhận diện xu thế rõ hơn tôi. Thực tế diễn biến bây giờ đúng như dự đoán của ông.
Giải bóng đá U.21 Báo Thanh Niênqua các thời kỳ
Ngọc Hải - Khả Hòa
Như ông chia sẻ là trong giai đoạn hoàng kim đó của báo in hơn 20 năm trước, đã có những bước ngoặt để nắm bắt, tiếp cận công nghệ làm báo hiện đại trên môi trường internet?
Hồi đó trong Ban Biên tập có 3 - 4 người. Khi làm Thanh Niên Online, tôi chọn người trẻ nhất trong Ban Biên tập là anh Nguyễn Quang Thông (Tổng biên tập Báo Thanh Niêntừ tháng 9.2009 - 10.2021) để phụ trách phát triển Thanh Niên Onlinevới một ý đồ lớn.
Anh Quang Thông biết tiếng Anh, có điều kiện tiếp cận công nghệ mới để làm tốt. Hồi đó, chúng tôi đã hình thành nhiều phương án về các kênh thông tin để khi có khó khăn bởi tình huống online "lên" mà báo giấy "xuống", thì hướng duy trì tờ báo sẽ được chủ động ra sao, nguồn nào "nuôi" tờ báo ổn định và phát triển…
Quá trình hình thành tờ báo điện tử khi ấy có gì trở ngại và thuận lợi gì khi đa số cán bộ, phóng viên đều đã quen làm báo in?
Ở giai đoạn đầu, không chỉ có Thanh Niên Onlinetiếng Việt mà có cả Thanh Niên Onlinetiếng Anh. Bộ máy nhân sự như tôi nói là anh Quang Thông, Phó tổng biên tập trẻ nhất, được phân công phụ trách. Giai đoạn đầu, Ban Biên tập cũng cử anh Huỳnh Ngọc Chênh làm Trưởng ban Thanh Niên Điện tử tiếng Việt.
Hồi đó cũng thuê công ty về công nghệ, cũng rất đắt tiền, rồi cho anh em đi học thêm về làm báo online… Và tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý nhà nước lúc đó cũng thấy được tương lai của báo chí Việt Nam trên môi trường mạng, và phải chuẩn bị. Đó là những thuận lợi.
Về mặt tâm thế, mình có ý chí, mình có sự chủ động, có kế hoạch đúng… Nhưng khó khăn cũng không ít, vì đây là lĩnh vực hoàn toàn mới.
Tinh thần khi đó là phải chuẩn bị kỹ bằng cách hợp tác với bên ngoài và đẩy mạnh đào tạo từ bên trong. Mình phải tự lo và tự chuẩn bị nhiều hơn. Như vậy là phải đầu tư tiền, đầu tư người học kinh nghiệm, học kỹ thuật ở bên ngoài. Đầu tư thì phải tốn tiền. Đầu tư con người cũng phải tốn tiền.
Tâm thế và hành động là vậy nhưng rồi tương lai của thông tin online mình không hình dung hết. Mình nắm bắt được thì mình chỉ làm hết sức thôi.
Và các anh nên nhớ cho rằng Báo Thanh Niênsau khi ra mắt phiên bản điện tử, thì cũng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu, là một thương hiệu ngày càng lớn mạnh.
Thanh Niên Online ra đời đã nhanh chóng vươn lên là một những tờ báo điện tử hàng đầu, có lượng truy cập nằm trong top 3 của Việt Nam. Ông có bị giằng xé lợi ích gì khi lúc ấy báo in là nguồn mang lại thu nhập chính của tờ báo, trong khi báo điện tử thì gần như không có nguồn thu?
Sau này tôi mới nói với anh Quang Thông, bây giờ tờ báo giấy đang thịnh như vậy và đa số quảng cáo, phát hành triệu bản như vậy thì phải giữ cái phần báo giấy. Bây giờ cho tin đăng trước trên online hay đăng trước trên báo giấy cũng là một vấn đề, cái đó cũng suy nghĩ rất lâu.
Cạnh tranh thông tin giữa báo giấy và báo điện tử, mình biết rằng mình sẽ hụt hẫng về chuyện thu tài chính từ báo giấy, gồm phát hành và quảng cáo. Báo giấy vẫn còn làm chủ nguồn thu tài chính, làm chủ phần lớn nhưng chuẩn bị chuyển tiếp và chúng tôi ý thức được điều này.
Nhưng thời bây giờ mới là vấn đề, thực sự là đương đầu với khó khăn. Bây giờ online trở thành kênh thông tin chủ đạo, nhưng mà vẫn không trở thành nguồn thu chủ đạo để duy trì được bộ máy như kỳ vọng.
Cùng với vị thế của tờ nhật báo, Thanh Niên Onlinelà tờ báo điện tử hàng đầu. Nguồn thu từ online chưa thành chủ lực nhưng mà rồi nó phải thành chủ lực. Thế bây giờ cần phải sắp xếp được bộ máy, rồi phải đầu tư lại công nghệ… Vấn đề kinh phí và hành lang pháp lý phát triển thông tin online, tôi nghĩ cũng cần nhà nước chú trọng, có phần hỗ trợ đầu tư chứ không nên để cơ quan báo chí "tự bơi"…
Cuộc cạnh tranh giữa báo chí - mạng xã hội hiện nay có khiến ông lo lắng khi báo điện tử vẫn bị xem là cập nhật "chậm" hơn so với mạng xã hội?
Với mạng xã hội, ví như tin về Israel và Hamas thì bây giờ anh đưa gì anh đưa. Mà dù anh đưa thế nào đó thì vẫn phải chờ báo chính thống với giá trị tin tức được xác thực, có nguồn kiểm chứng rõ ràng.
Đưa tin thất thiệt, vu khống người này, bóp méo người kia, nhiều thông tin không có sự kiểm soát… đó là một vấn đề nhức nhối đối với môi trường mạng xã hội. Dạng thông tin này hoàn toàn không uy tín, không bền được.
Nhanh, nhạy, chính xác đó là những điều căn bản để báo điện tử "giành lại" bạn đọc. Và như tôi nói lúc nãy là báo điện tử có điều căn bản nhất mà mạng xã hội không có được, là mạng xã hội không có tin tức chính xác được, vì không có nguồn để họ lấy.
Và như vậy, việc cung cấp thông tin cho báo chí chính thống từ hệ thống nhà nước cần được kịp thời, thường xuyên. Báo chí chính thống cần được phép tiếp cận tin thông sớm nhất và chính xác nhất để đấu tranh lại cái xấu, sai trái của mạng xã hội. Tôi nghĩ rằng mình đấu tranh đúng thì không ai cấm đâu.
Hệ thống báo chí chính thống cần đưa tin phải nhanh, nhạy, chính xác và đưa tin trước các hệ thống khác để khẳng định tính chính danh và phát huy thế mạnh của mình. Chừng nào cuộc "đấu tranh" thông tin này mà chưa làm được những điều như kỳ vọng thì chắc chắn là không thành công.
Quản lý nội dung báo điện tử có khác biệt và "đau đầu" hơn so với báo in lúc đó không, thưa ông?
Có đặc thù. Hồi đó nền tảng internet của Việt Nam mình cũng còn khá khiêm tốn. Đường truyền băng thông rộng cũng chưa phổ biến như bây giờ, điều kiện kỹ thuật còn rất thấp.
Nhưng việc thay đổi tập quán thông tin là cả một hệ thống, cả một suy nghĩ của tờ báo thì dần dần mình mới chiếm được thế mạnh thông tin của mình. Ví dụ như trong đêm khuya xảy ra động đất chẳng hạn, chắc chắn thông tin đó phải dành ngay cho online, chứ không thể chờ như trước đây là mình chờ quy trình để ra tờ báo giấy để đăng tin đó.
Trong vấn đề quản lý nội dung và chỉ đạo điều hành, tổ chức sản xuất tin bài, bây giờ ngay từ đầu đã có tính toán cái nào ưu tiên cho online, cái nào ưu tiên cho báo giấy để giữ được các kênh thông tin luôn luôn tiên phong. Chứ còn hồi đó thì vẫn chưa quyết liệt bởi thói quen về đọc báo giấy vẫn còn. Thực ra thông tin đã phát triển về chất và lượng hoàn toàn khác. Bây giờ cầm cái máy tính gõ gõ là nửa phút sau tin lên.
Khi cầm điện thoại là thay đổi tập quán đọc, giải quyết vấn đề đọc nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi. Công nghệ đạt tới những tiêu chuẩn nhanh như vậy, thông tin đến người đọc nhanh như vậy qua điện thoại, qua tất cả các phương tiện… nhưng nếu không chính xác, không có đạo đức về viết lách, đạo đức về mặt truyền đạt thông tin thì cái nhanh đó nó cũng hại gấp 1.000 lần.
Các chương trình Duyên dáng Việt Nam của Báo Thanh Niên
Từ bao giờ, ông nghĩ rằng tương lai của báo chí nói chung và Báo Thanh Niênnói riêng thì báo điện tử sẽ là chủ đạo?
Khoảng 1990 tôi đã nghĩ chuyện này. Báo Thanh Niênra đời năm 1986, nhưng sau đó tôi bắt đầu nghĩ về báo điện tửrồi, nhưng tôi không nghĩ nó nhanh như vậy.
Nhưng mà tôi nghĩ thế hệ bây giờ càng ngày càng ý thức rõ hơn và phải đương đầu với nó, sống chết với nó. Tôi luôn mong muốn rằng cả nhật báo Thanh Niênvà Thanh Niên Onlineluôn giữ được vị thế hàng đầu của mình ở Việt Nam.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Thanh Niên Onlinegiờ đây đã trở thành một tờ báo số hóa với đa nền tảng. Ông có hài lòng với những gì mà Thanh Niên đang có?
Nói hài lòng hay không thì hơi khó, tức là cái dư địa đó, sự phát triển của Thanh Niêncòn rất lớn, hiện nay vẫn là top đầu. Tôi tin cậy Ban Biên tập bây giờ hoàn toàn giữ được và có thể tiếp tục đưa Thanh Niên Onlinetrở lại vị trí chiếm lĩnh như tờ báo giấy. Tất nhiên là có khó khăn hơn, cả về khách quan và chủ quan, nhưng tôi tin sẽ làm được.
Dù nhiều khó khăn, tôi nghĩ phải tự mình tạo con đường mới. Bây giờ tôi đọc báo online thì Thanh Niên Onlinelà tờ chủ lực. Không phải tôi khơi nguồn ra hay là tôi bắt đầu từ Thanh Niênmà tôi nói vậy. Nếu tôi là người đọc bình thường thì tôi cũng vẫn xem Thanh Niênlà kênh đầu tiên mà tôi phải đọc tin tức, tham khảo hoặc kiểm chứng, vì Thanh Niênlà tờ báo được tin cậy từ trước đến nay.
Tròn 20 năm báo Thanh Niên Onlinera đời, ông có muốn nói gì với thế hệ làm báo hiện nay để Thanh Niêntiếp tục không phụ sự kỳ vọng của bạn đọc…
Nói dặn dò gì đó thì hơi cũ, tôi không quen lắm. Nhưng mà hy vọng và kỳ vọng thì như đã nói từ lúc đầu, tức là làm thông tin như thế nào để cho nhiều người đọc.
Bây giờ với công nghệ thông tin phát triển quá nhanh, quá mạnh thì nhiều người đọc vẫn chưa đủ. Không phải anh nào được đọc nhiều nhất là anh nói chính xác nhất hay là đáng tin cậy nhất. Cho nên mình phải giành lại người đọc và những thông tin của mình theo hướng chính xác, nhanh nhạy và góp phần xây dựng đạo đức xã hội. Và Thanh Niênthì tôi thấy những yếu tố đó rất mạnh, nhưng mà mạnh hơn thì quá tốt.
Tất nhiên tôi nghĩ vẫn phải luôn luôn cố gắng. Yêu nghề, yêu tờ báo, yêu cơ quan thì anh mới có thể làm chuyện lớn được. Ví dụ như có những phóng viên họ ít điểm mắt vào tờ báo của mình, theo những trang báo của mình thì làm sao mà tờ đó khá được. Buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng trước khi thức dậy thì mình xem tờ báo mình, coi cái bài này bài kia nó thế nào, cần thì góp ý rút kinh nghiệm để mình còn làm việc, để thúc đẩy tờ báo.
Thế hệ tôi rất yêu nghề. Tôi yêu nghề, tôi yêu tờ báo của tôi, có thể chết sống với tờ báo đó. Chứ bây giờ trong một tờ báo mà nếu làm như công chức là sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, chỉ hoàn thành chừng đó, là một chuyện khác…
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bình luận (0)
Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận