Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Trúc Lan Trinh,ăngbéophìởngườiViệtvàthóiquenítvậnđộkèo nhà cái Phó khoa Nội tiết - Thận, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết tỷ lệ béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, tạo gánh nặng lên nền kinh tế, hệ thống sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
"Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc không cao nhưng tốc độ tăng đang nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu năm 1993 tỷ lệ béo phì là 2,3%, đến năm 2015 con số này tăng lên 15%; béo phì ở trẻ em cũng tăng nhanh, từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó tỷ lệ trẻ béo phì ở thành thị cao gấp đôi nông thôn", bác sĩ Lan Trinh cho biết tại Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày 29.7
Theo bác sĩ Trinh, béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ quá mức và bất thường ở các bộ phận hay toàn bộ cơ thể. Đây là bệnh lý mạn tính và do đa yếu tố có thể do gien, tâm lý xã hội thần kinh, chuyển hóa, môi trường... Nếu trước đây người ta không xếp béo phì vào bệnh và không được chi trả trong danh mục bảo hiểm thì hiện nay béo phì được Tổ chức Y thế giới (WHO) và các tổ chức trên thế giới xếp vào bệnh mạn tính, cần điều trị phối hợp đa chuyên khoa.
Theo WHO, trên thế giới có khoảng 1,9 tỉ người thừa cân, béo phì, trong đó 1 tỉ người béo phì. Cách xác định béo phì theo chỉ số BMI (số cân nặng chia chiều cao bình phương), số đo vòng eo tùy theo mỗi quốc gia, khu vực sẽ có những mức đối chiếu khác nhau.
Tại Việt Nam, tháng 10.2022, Bộ Y tế ban hành chẩn đoán và điều trị béo phì. Theo đó, một người có chỉ số BMI 23-24.9 được xác định là thừa cân, BMI từ 25-29.9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Bác sĩ Lan Trinh cho biết, hiện nay nhiều người có thói quen ăn nhiều chất béo, ít vận động, khiến axit béo tự do tích lũy trong mô mỡ, tăng tế bào sợi, giảm chức năng tế bào bêta trong tuyến tụy, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, gan... Ngoài ra, tế bào mỡ bao quanh mạch máu, cơ tim làm cho tình trạng thiếu oxy cục bộ giảm sự co bóp, hoại tử mô, từ đó dẫn suy tim. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 13 loại ung thư liên quan đến béo phì như vú, tử cung, buồng trứng, gan mật tuỵ, tuyến giáp, đa u tuỷ... Phụ nữ béo phì làm giảm tỷ lệ đậu thai, tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, đái tháo đường, tăng huyết áp...
Các nghiên cứu ghi nhận 70% người Việt Nam trưởng thành không đạt mức vận động khuyến cáo là 10.000 bước mỗi ngày. Mức vận động trong nhóm thấp nhất thế giới, chỉ 3.600 bước mỗi ngày, riêng giới nhân viên văn phòng chỉ đạt 600 bước mỗi ngày.
Bệnh nhân mắc béo phì độ 1 sẽ được can thiệp theo dõi yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh lý, điều chỉnh lối sống sinh hoạt, nếu không đạt hiệu quả sẽ được sử dụng các biện pháp dược lý, và cân nhắc phẫu thuật nếu BMI từ 30 trở lên.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Quang Khải (Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định), hiệu quả của tập luyện đối với giảm cân chỉ đạt 1-3kg/tháng.
"Tuy nhiên việc vận động tập luyện giúp giữ và tăng mô cơ, giúp cơ thể giảm cân mà vẫn khỏe mạnh, linh hoạt. Trong đó, đối với người bình thường, thời gian vận động khuyến cáo 150 phút mỗi tuần với mức vận động trung bình; ở người béo phì, thời gian vận động được khuyến cáo là 60-90 phút mỗi ngày. Việc vận động ngoài giúp tăng cơ, giảm cân khoa học, còn giúp kiểm soát đường huyết, tốt cho tim phổi, giấc ngủ...", bác sĩ Khải cho biết.